Lịch sử Luzon

Luzon từng có các vương quốc Ấn Độ giáo-Phật giáo, các lãnh địa Hồi giáo và các bộ lạc dân tộc-tôn giáo, họ có các liên kết mậu dịch với Borneo, Malaya, Java, Đông Dương, Ấn Độ, Lưu Cầu, Triều Tiên, Nhật BảnTrung Quốc trước thời thuộc địa Tây Ban Nha. Các dân tộc TagalogKapampangan tại miền nam và miền trung Luzon từng lập ra một số chính thể lớn tại duyên hải, đáng chú ý nhất là Maynila, TondoNamayan. Bản khắc đồng Laguna có niên đại từ năm 900 và là văn kiện đầu tiên của Philippines, trên đó ghi các địa danh tại khu vực vịnh Manila cũng như Medan tại Indonesia.[6] Các vương quốc này dựa trên giao ước giữa những người cai trị cấp làng (Datu) và địa chủ (Lakan) hay Rajah, họ phải cống nạp và nộp thuế. Các vương quốc này dựa trên mậu dịch hàng hải với các chính thể châu Á lân cận vào đương thời. Một số nơi tại Luzon bị Hồi giáo hóa khi Vương quốc Brunei bành trướng lãnh địa từ Borneo đến Philippines và lập ra Vương quốc Maynila bù nhìn.[7] Ngoài ra, còn có các chính thể khác như Vương quốc Pangasinan cống nạp cho Trung Quốc, cũng như các vương quốc Hán hóa.[8]

Theo các nguồn tài liệu đương thời, việc mua bán bình gốm Ruson-tsukuri bản địa () dùng để đựng trà và rượu với Nhật Bản trở nên phát đạt vào thế kỷ XII, và các thợ gốm Tagalog, KapampanganPangasinan khắc vào mỗi bình các chữ Baybayin nhằm ký hiệu sản phẩm và nơi sản xuất. Một số lò trở nên nổi tiếng và giá cả dựa vào danh tiếng của mỗi lò.[9][10]

Minh Thành Tổ từng đặt ra chức tổng đốc Luzon người Trung Quốc trong các hành trình của Trịnh Hòa và bổ nhiệm một người vào chức vụ này vào năm 1405.[11][12] Nhiều nhà lãnh đạo trên quần đảo cũng nhận làm chư hầu của Trung Quốc.[13][14] Trung Quốc có được uy thế trong mậu dịch với khu vực dưới thời Thành Tổ.[15]

Các nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha là những người châu Âu đầu tiên ghi nhận Luzon trong hải đồ của họ, với tên gọi là Luçonia hay Luçon và các cư dân trên đảo được gọi là Luçoes.[16] Nhà ngoại giao Edmund Roberts đến thăm Luzon vào đầu thế kỷ XIX, ông viết rằng Luzon được "phát hiện" vào năm 1521.[5]

Người Tây Ban Nha đến Philippines vào thế kỷ XVI, các quốc gia của người Luzon bị tan rã và hình thành Đông Ấn Tây Ban Nha có thủ đô tại Cebu, thủ đô được chuyển về Manila sau thất bại của thủ lĩnh địa phương Rajah Sulayman vào năm 1570. Dưới thời Tây Ban Nha cai trị, Luzon còn được gọi là Nueva Castilla hay Tân Castilla.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Luzon http://islands.unep.ch/IHE.htm#898 http://sambali.blogspot.com/2006/09/luzon-jars-glo... http://www.seapots.com/home/index.php/production-c... http://www.mts.net/~pmorrow/lcieng.htm http://www.ibiblio.org/hyperwar/USA/USA-P-Triumph/... http://www.openstreetmap.org/browse/relation/42506... http://www.wdl.org/en/item/7317/view/1/59/ http://www.asj.upd.edu.ph/mediabox/archive/ASJ-21-... http://www.nscb.gov.ph/activestats/psgc/listcity.a... http://www.nscb.gov.ph/activestats/psgc/listprov.a...